Bạn đang cân nhắc đầu tư vào một cánh tay robot công nghiệp cũ để tối ưu hóa quy trình sản xuất của mình? Đây có thể là một quyết định tài chính thông minh, giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư ban đầu so với việc mua một cánh tay robot mới. Tuy nhiên, việc mua cánh tay robot đã qua sử dụng sẽ ẩn chứa vô vàn rủi ro.
Việc đưa một cánh tay robot công nghiệp cũ vào hệ thống sản xuất đòi hỏi bạn cần phải xem xét kỹ lưỡng: từ tình trạng vật lý đến khả năng tương thích công nghệ và các chi phí phát sinh về sau. Dưới đây là 10 vấn đề chính mà bạn cần đặc biệt quan tâm:
Nội dung bài viết
Tình trạng hao mòn cơ khí
Đây là yếu tố dễ nhận thấy nhất khi đánh giá một cánh tay robot công nghiệp cũ.
1/ Hao mòn khớp nối:
– Khi robot hoạt động liên tục trong nhiều năm, các khớp nối sẽ bị mòn.
+ Dấu hiệu rõ ràng nhất là cánh tay robot lại bị lắc lư ở các khớp nối.
– Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến độ chính xác vị trí và khả năng lặp lại của robot.
+ Mối hàn không đồng đều, gây lãng phí vật liệu và thời gian.
2/ Hư hỏng hộp số động cơ:
– Rò rỉ dầu hộp số, tiếng ồn bất thường (tiếng kẹt, tiếng rít) hoặc nhiệt độ cao ở khu vực hộp số.
– Động cơ servo có thể hoạt động không ổn định, mất pha, hoặc bị giảm hiệu suất.
=> Robot di chuyển không mượt mà, hoặc không đạt được tốc độ/tải trọng tối đa.
3/ Hệ thống cáp và ống dẫn:
Trong suốt quá trình hoạt động, các dây cáp điện, ống dẫn khí nén liên tục bị uốn cong.
– Sau hàng ngàn chu kỳ uốn cong, chúng có thể bị chai cứng, nứt gãy, đứt ngầm hoặc bị rò rỉ.
=> Gây ra lỗi kết nối tín hiệu, robot hoạt động chập chờn hoặc dừng hẳn.
4/ Tình trạng bên ngoài:
– Vết móp, trầy xước sâu có thể cho thấy robot đã từng bị tai nạn nghiêm trọng.
– Những va đập này có thể ảnh hưởng đến độ bền và độ ổn định lâu dài của robot.
>>> Xem thêm: Robot hàn tự động trong gia công cơ khí
Hệ thống điều khiển điện tử bị lỗi
Các vấn đề về hệ thống điều khiển thường khó nhận biết hơn nhưng lại cực kỳ nghiêm trọng:
1/ Lỗi bộ điều khiển:
– Các lỗi về phần cứng: hư hỏng chip, tụ điện, quạt làm mát,…
– Các lỗi phần mềm: lỗi firmware, lỗi hệ điều hành,…
=> Robot không thể khởi động, hoạt động không ổn định, thực hiện sai lệnh hoặc mất khả năng lập trình.
2/ Tuổi thọ linh kiện điện tử:
– Sau nhiều năm hoạt động, chúng có nguy cơ cao bị lão hóa và hỏng hóc.
=> Việc tìm linh kiện thay thế cho các mẫu robot cũ có thể là một cơn ác mộng.
– Nhà sản xuất có thể đã ngừng sản xuất các linh kiện đó, buộc bạn phải tìm kiếm trên thị trường chợ đen hoặc thậm chí phải tự thiết kế lại.
3/ Pin dự phòng:
– Nếu pin yếu hoặc hết, bạn có thể mất toàn bộ dữ liệu cấu hình của robot.
=> Phải cấu hình lại từ đầu.
>>> Xem các cánh tay robot tự động:
- Cánh tay robot 6 bậc tự do
- Cánh tay robot 5 bậc tự do
- Cánh tay robot 3 bậc tự do
- Cánh tay robot 4 bậc tự do
Khả năng tương thích kém
1/ Lỗi thời công nghệ:
– Robot cũ sử dụng giao thức truyền thông hoặc phần cứng đã lỗi thời.
=> Không tương thích với các phần mềm hiện đại.
– Hạn chế về khả năng kết nối và mở rộng này sẽ giới hạn đáng kể tiềm năng tự động hóa của bạn.
2/ Khó khăn trong việc tìm phụ tùng thay thế:
– Khi một mẫu robot đã ngừng sản xuất trong nhiều năm, nhà sản xuất thường sẽ ngừng sản xuất linh kiện thay thế cho nó.
=> Việc tìm kiếm phụ tùng chính hãng là gần như không thể.
– Bạn sẽ phải phụ thuộc vào thị trường thứ cấp, các nhà cung cấp linh kiện cũ không đảm bảo chất lượng.
3/ Thiếu hỗ trợ kỹ thuật từ nhà sản xuất:
– Các nhà sản xuất robot chỉ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đầy đủ cho các mẫu robot mới.
=> Đối với các robot quá cũ, bạn có thể không nhận được sự hỗ trợ xử lý sự cố chuyên sâu từ hãng.
4/ Khó khăn trong lập trình:
– Giao diện lập trình của các cánh tay robot công nghiệp cũ có thể không thân thiện, trực quan và dễ sử dụng như các phiên bản mới.
=> Phải mất nhiều thời gian hơn để học hỏi và làm quen.
– Việc tích hợp robot cũ vào một dây chuyền sản xuất hiện đại gặp nhiều thách thức về đồng bộ hóa và khả năng điều khiển từ hệ thống trung tâm.
>>> Xem thêm: 10 ngành công nghiệp có thể ứng dụng cánh tay robot
Phát sinh nhiều chi phí
1/ Chi phí sửa chữa:
– Cánh tay Robot công nghiệp cũ có thể phát sinh các hỏng hóc lớn ngay sau khi đi vào hoạt động.
=> Chi phí sửa chữa lớn: thay động cơ, hộp số, hoặc bo mạch điều khiển,…
2/ Thời gian ngừng hoạt động:
– Khi robot gặp sự cố, dây chuyền sản xuất của bạn sẽ bị gián đoạn.
– Mỗi giờ ngừng hoạt động đồng nghĩa với việc mất đi sản lượng, trễ hẹn giao hàng và thiệt hại về doanh thu.
– Chi phí của thời gian ngừng hoạt động thường lớn hơn rất nhiều so với chi phí sửa chữa trực tiếp.
3/ Không có bảo hành:
– Hầu hết các robot cũ sẽ không đi kèm với bảo hành hoặc chỉ có một thời gian bảo hành rất ngắn (30-90 ngày).
=> Bạn phải chịu toàn bộ rủi ro tài chính nếu bất kỳ vấn đề nào phát sinh sau thời gian bảo hành đó.
4/ Giá trị còn lại thấp:
– Robot công nghiệp, đặc biệt là những mẫu đã cũ, mất giá rất nhanh.
– Nếu bạn muốn nâng cấp sau vài năm sử dụng, giá trị còn lại của nó có thể rất thấp.
Lịch sử không rõ ràng
– Bạn có thể không nắm rõ robot đã được sử dụng trong môi trường nào, tần suất hoạt động của nó ra sao và quan trọng nhất là nó đã từng bị tai nạn lớn nào chưa?
– Nếu robot không được bảo trì định kỳ trong suốt quá trình hoạt động thì tuổi thọ các linh kiện sẽ bị giảm sút nghiêm trọng.
Phần mềm bị lỗi thời
1/ Phiên bản phần mềm lỗi thời:
– Robot cũ thường đi kèm với các phiên bản phần mềm điều khiển cũ.
– Những phiên bản này có thể không còn được nhà sản xuất hỗ trợ cập nhật.
=> Bạn sẽ bỏ lỡ các tính năng mới, cải tiến hiệu suất, hoặc các bản vá lỗi bảo mật quan trọng.
– Chúng có thể không tương thích với các hệ điều hành hiện đại mà bạn đang sử dụng.
2/ Vấn đề giấy phép phần mềm: Một số phần mềm chuyên dụng sẽ cần license để hoạt động.
– Khi mua robot cũ, phần mềm sẽ không có license mà phải mua giấy phép mới từ nhà sản xuất.
– Việc mua lại giấy phép có thể tốn kém và đôi khi rất phức tạp.
>>> Xem thêm: Các loại cánh tay robot trong công nghiệp
Không có tài liệu vận hành
1/ Thiếu tài liệu hướng dẫn sử dụng:
– Cánh tay robot công nghiệp cũ là thường không còn đi kèm đầy đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng, bảo trì.
=> Trở ngại lớn cho đội ngũ kỹ thuật khi cần vận hành, khắc phục sự cố, hoặc thực hiện bảo trì định kỳ.
2/ Khó khăn trong đào tạo nhân sự:
– Giao diện lập trình của robot cũ có thể khác biệt đáng kể so với các mẫu robot mới.
– Nhân sự mới có thể mất nhiều thời gian hơn để làm quen.
3/ Kỹ năng lập trình chuyên biệt:
– Một số mẫu robot cũ sử dụng ngôn ngữ lập trình đặc thù.
=> Kỹ sư của bạn phải có kỹ năng chuyên biệt, đôi khi phải tự học hoặc tìm kiếm nguồn lực đào tạo ít ỏi.
Phải cải tại lại cơ sở hạ tầng
1/ Nguồn điện và khí nén:
– Các cánh tay robot công nghiệp cũ có thể cần nguồn điện hoặc khí nén khác với cơ sở hạ tầng hiện có.
=> Cải tạo hệ thống điện hoặc khí nén để phù hợp với robot.
2/ Không gian lắp đặt:
– Các mẫu robot cũ có thể chiếm diện tích khá lớn.
=> Bạn cần đảm bảo có đủ không gian lắp đặt (tầm với tối đa và khu vực an toàn).
– Nền móng nhà xưởng đủ chắc chắn để chịu được trọng lượng tĩnh của robot và động lực khi nó hoạt động.
Rủi ro về an toàn lao động
1/ Thiếu các tính năng an toàn hiện đại:
– Các thế hệ robot cũ hơn thường không được trang bị các tính năng an toàn như:
+ Cảm biến an toàn.
+ Quét vùng làm việc 3D để phát hiện sự xâm nhập của con người.
+ Các chức năng giám sát mô-men xoắn để dừng khẩn cấp khi va chạm.
2/ Không tuân thủ tiêu chuẩn an toàn:
– Cánh tay robot công nghiệp cũ có thể không còn đáp ứng các tiêu chuẩn mới nhất, đòi hỏi bạn phải đầu tư thêm.
3/ Tình trạng khẩn cấp:
– Cần kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống dừng khẩn cấp của robot, các công tắc giới hạn hành trình và hệ thống phanh tại các khớp.
Vấn đề về dịch vụ hậu mãi
1/ Khoảng cách địa lý của nhà cung cấp/dịch vụ:
– Nếu bạn mua robot cũ từ một nhà cung cấp ở xa, việc vận chuyển, lắp đặt và đặc biệt là dịch vụ bảo trì/sửa chữa khi có sự cố sẽ tăng lên đáng kể.
– Việc tìm kiếm một đơn vị dịch vụ có chuyên môn về dòng robot cũ đó ở gần bạn có thể là một thách thức.
2/ Thỏa thuận dịch vụ hậu mãi:
– Khi mua robot cũ, hãy làm rõ các điều khoản về dịch vụ hậu mãi với người bán.
+ Liệu họ có cam kết hỗ trợ kỹ thuật không?
+ Thời gian phản hồi khi có sự cố là bao lâu?
+ Khả năng cung cấp kỹ thuật viên đến tận nơi để sửa chữa?
+ Họ có sẵn linh kiện không, hay chỉ hỗ trợ tìm kiếm?
Mua một cánh tay robot công nghiệp cũ có thể là một giải pháp tài chính hấp dẫn, nhưng bạn cần tiếp cận quyết định này một cách cực kỳ cẩn trọng, không chỉ nhìn vào giá mua ban đầu mà phải đánh giá tổng chi phí sở hữu và vận hành trong dài hạn.
Hãy liên hệ với VNTECH để được tư vấn chi tiết về giải pháp tự động phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn.
VNTECH - Đơn vị cung cấp máy móc gia công cơ khí chính hãng, uy tín, đa dạng về chủng loại, đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất. Để được tư vấn chi tiết và nhận báo giá tốt nhất, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới.
________________
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Địa chỉ văn phòng:
- Địa chỉ Hà Nội: NO-05A23 Khu TĐC Giang Biên, Ngõ 1 Nguyễn Khắc Viện, Phường Việt Hưng, Hà Nội
- Chi Nhánh Đà Nẵng: Lô 11, Khu A4, Nguyễn Sinh Sắc, Hoà Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng
- Chi Nhánh HCM: 43 Đường N2, KP Thống Nhất, Dĩ An, Bình Dương
- SĐT: 0984.537.333
- Email: sale@vntechcnc.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/vntechcnc
- Website: https://thietbivntech.vn